Làm thế nào để điều trị nám da mặt vùng má?

Nám da mặt vùng má

Nám da mặt vùng má là tình trạng khiến nhiều chị em “mất ăn mất ngủ” vì nó ảnh hưởng nặng nề đến nhan sắc, thẩm mỹ. 

Trị nám da mặt vùng má bằng cách nào hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt ở chị em phụ nữ. Những đốm nám, tàn nhang tuy không gây đau rát hay ảnh hưởng gì tới sức khỏe nhưng lại làm mất thất mỹ, chúng khiến làn da xỉn màu, trông già hơn trước tuổi. Vậy làm sao để loại bỏ nám da mặt vùng má hoàn toàn? Thông tin dưới đây của Dung sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và làm thế nào để điều trị nám da mặt vùng má. 

1.Nám da mặt vùng má là gì?

Nám da là một dạng rối loạn sắc tố lành tính, thường gặp ở nữ giới trên 30 tuổi – đặc biệt là phụ nữ mang thai, sau khi sinh và tiền mãn kinh. Tình trạng này có thể xảy ra do rối loạn nội tiết tố, căng thẳng thần kinh kéo dài, lạm dụng mỹ phẩm chứa thành phần lột tẩy hoặc do tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng.

Nám da vùng má cũng là biểu hiện của quá trình lão hóa, khiến làn da khô, không đủ nước để hòa tan các sắc tố melanin giúp chúng phân bố đều dưới da. Khi da lão hóa, quá trình đào thải tế bào chết diễn ra chậm hơn, điều này cũng dẫn đến sự hình thành nám da và phổ biến nhất là nám da vùng má.

2. Nguyên nhân gây nám da mặt vùng má

a)Nguyên nhân nội sinh:

Nám da thường xuất hiện và phát triển mạnh ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Các yếu tố nội sinh có thể gây nám da, bao gồm:

Rối loạn nội tiết tố

● Ảnh hưởng của quá trình lão hóa

● Stress, căng thẳng kéo dài

● Ngoài ra, nám da còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân nội sinh như cơ địa, ảnh hưởng của các bệnh lý buồng trứng và tuyến giáp hoặc cũng có thể là tác dụng phụ do sử dụng thuốc điều trị kéo dài.

b) Nguyên nhân ngoại sinh:

Bên cạnh các nguyên nhân nội sinh, nám da cũng có thể khởi phát do những nguyên nhân ngoại sinh như:

●Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

●Lạm dụng mỹ phẩm chứa chất lột tẩy

●Ngoài những nguyên nhân trên, nguy cơ bị nám da cũng có thể tăng lên nếu có các yếu tố rủi ro như làn da trắng, mỏng, sinh sống trong môi trường ô nhiễm, tính chất công việc phải tiếp xúc nhiều với hóa chất, khói bụi,…

3. Làm thế nào để điều trị nám da mặt vùng má?

a) Sử dụng thuốc bôi trị nám da mặt vùng má:

Dùng thuốc bôi là phương pháp trị nám phổ biến nhất. Phương pháp này có thể làm mờ các đốm, mảng đậm màu, làm mềm da, hỗ trợ dưỡng ẩm và ngăn ngừa lão hóa. Tuy nhiên, sử dụng thuốc và kem bôi thường có tác dụng chậm nên cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài.

Sử dụng thuốc bôi chứa Hydroquinone, Vitamin C,… có thể làm sáng da và mờ vết nám

Các loại thuốc bôi thường được sử dụng trong điều trị nám da:

● Thuốc bôi chứa hydroquinone:

Hydroquinone là hoạt chất có tác dụng điều trị các vấn đề do tăng sắc tố như sẹo thâm, tàn nhang và nám da. Hoạt chất này có tác dụng ức chế ezyme tyrosinase nhằm làm giảm quá trình sản xuất melanin. 

● Thuốc bôi Tretinoid:

Tretinoid là dẫn xuất của vitamin A được sử dụng để chăm sóc da mặt và điều trị các vấn đề da liễu thường gặp. Thành phần này đem lại nhiều công dụng đối với làn da như tẩy tế bào chết, biệt hóa tế bào, ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông và thúc đẩy tốc độ làm lành vết thương. Với cơ chế này, Tretinoid có khả năng trị mụn trứng cá, chống lão hóa, làm mờ đốm tàn nhang và nám da.

● Kem bôi chứa Acid azelaic:

Acid azelaic là thành phần được chiết xuất từ một số loại ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch). Thành phần này có tác dụng làm sáng da, cải thiện đốm tàn nhang và nám da. Bên cạnh đó, Acid azelaic còn giúp làm giảm số lượng vi khuẩn kỵ khí, tẩy tế bào chết và trị mụn bọc. Các chế phẩm dạng bôi Acid azelaic có độ an toàn cao và có thể dùng cho cả phụ nữ mang thai, sau khi sinh.

● Kem bôi, serum chứa vitamin C:

Vitamin C (Ascorbic acid) có khả năng ức chế enzyme tyrosine (enzyme có chức năng kích thích sản sinh melonocytes – cơ quan sản xuất melanin). Vì vậy, các chế phẩm dạng bôi ngoài chứa thành phần này thường được sử dụng để trị nám da, tàn nhang và sẹo thâm do mụn. Bên cạnh đó, vitamin C còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp da căng bóng, mềm mịn và làm chậm quá trình lão hóa.

● Đối với nữ giới bị nám da do nội tiết tố, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều hòa hormone như thuốc ngừa thai.

Các loại thuốc này có thể cân bằng hormone estrogen, progesterone, androgen và testosterone. Khi các hormone này ở mức cân bằng, quá trình sản xuất melanin có xu hướng bình thường hóa và giảm dần các đốm, mảng nám theo thời gian.

Các loại thuốc bôi trị nám đều có thể khiến da trở nên mỏng và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Vì vậy trong thời gian điều trị, nên dùng kem chống nắng, đeo khẩu trang khi ra ngoài và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khung giờ từ 10:00 – 16:00 hằng ngày.

b) Các phương pháp khác:

Trong những trường hợp cần thiết, bạn có thể điều trị nám với một số phương pháp khác như:

● Chemical peeling:

Chemical peeling (lột da hóa chất) thích hợp với trường hợp nám mảng và nám hỗn hợp. Phương pháp này sử dụng các loại axit có nồng độ cao (Glycolic acid, Salicylic acid, Lactic acid,…) nhằm tẩy tế bào sừng, kích thích da tái tạo, phục hồi và làm mờ các mảng, đốm nâu trên bề mặt da. Chemical peeling có thể cải thiện sắc tố da rõ rệt, hỗ trợ giảm mụn và kiểm soát dầu thừa. 

● Đốt điện trị nám chân sâu:

Các đốm nám có màu nâu đậm thường rất khó mờ khi áp dụng laser và Chemical peeling. Vì vậy, có không ít trường hợp quyết định điều trị nám chân sâu bằng phương pháp đốt điện. 

Mọi người đừng quên follow Facebook Dung tại đây kênh Youtube tại đây để được cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé nhé.

Trị nám bằng laser

Những sai lầm trong điều trị nám bằng laser mà chủ spa không thể bỏ qua

Hiện nay, nhu cầu thẩm mỹ đang tăng rất cao...

Nám da ở nam giới

Cách điều trị nám da ở nam giới

Từ trước đến nay, không phải chỉ nữ giới mới...