Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở lứa tuổi dậy thì 

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở lứa tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là tuổi có sự thay đổi nội tiết mạnh nhất. Cộng thêm thời tiết nóng ẩm và môi trường khói bụi, ô nhiễm khiến nhiều bạn trẻ gặp tình trạng mụn kéo dài như mụn trứng cá.

Hiện nay có rất nhiều cách để giúp bạn ngăn ngừa, điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Và ngăn ngừa sẹo mụn, thâm mụn. Điều này giúp làn da trở nên khỏe đẹp hơn, mịn màng hơn. 

Hãy cùng Dung theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở lứa tuổi dậy thì. Từ đó mà chúng ta có thể tìm ra những phương pháp trị mụn trứng cá hiệu quả.

1. Các triệu chứng của mụn trứng cá

Mụn trứng cá là một tình trạng rất phổ biến ở thanh thiếu niên. Xảy ra khi bã nhờn được sinh ra quá nhiều làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Triệu chứng của mụn trứng cá

Các vị trí thường xuất hiện mụn là mặt, cổ, lưng, ngực và vai. Tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu không được chăm sóc tốt, mụn có thể gây ra sẹo vĩnh viễn. Mụn cũng có thể gây ra tâm lý tự ti ở lứa tuổi mới lớn, làm các em mất tự tin khi giao tiếp.

Các triệu chứng của mụn trứng cá ở tuổi dậy thì sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu trên các vùng da có nhiều tuyến dầu như mặt, cổ, ngực, lưng và vai.

☆ Các triệu chứng bao gồm:

●Xuất hiện mụn mủ hoặc mụn u trên da;

●Da nổi các nốt sần;

●Da bị tắc lỗ chân lông, gây mụn nhọt, mụn đầu đen và mụn đầu trắng.

2. Vì sao hầu hết bạn trẻ đều nổi mụn khi bước vào tuổi dậy thì?

Độ tuổi dậy thì thường bắt đầu từ 12 đến 20 tuổi. Ở giai đoạn này, sự thay đổi đột ngột (thể chất, tâm sinh lý…) của cơ thể. Và sự hoạt động mạnh mẽ của hormone giới tính khiến bã nhờn tiết ra quá mức. Khi gặp bụi bẩn và vi khuẩn propionibacterium acnes (một loại vi khuẩn gây mụn thường trú trên da) sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và sinh nhân mụn.

Vệ sinh da mặt ở lứa tuổi dậy thì

Khi bạn bước vào tuổi dậy thì, lượng hormone giới tính Androgen sẽ gia tăng trong cơ thể. Có thể nhiều đến mức dư thừa. Và thúc đẩy tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Điều này làm sản sinh nhiều dầu và bã nhờn hơn. 

Khi có nhiều bã nhờn, các lỗ chân lông hoặc các nang lông bị tắc cùng với các tế bào da.

Điều này dễ khiến lỗ chân lông bị tắc và vô tình khiến loại vi khuẩn gây mụn có tên Propionibacterium Acnes phát triển mạnh mẽ hơn.

Nếu các lỗ chân lông gặp tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm, bạn sẽ thấy sự hình thành của một đốm mụn đỏ với nhân màu trắng. Nếu lỗ chân lông bị tắc, khép lại và sau đó phồng lên, bạn sẽ thấy mụn có một đầu trắng. Mụn đầu đen xuất hiện khi các lỗ chân lông to, hở. Và phần trên có màu đen hơn do quá trình oxy hóa hoặc tiếp xúc với không khí.

Khi vi khuẩn phát triển, mụn xuất hiện, trở nên đỏ và sau đó phát viêm.

Các u nang hình thành khi tắc nghẽn và viêm sâu bên trong lỗ chân lông. Tạo ra các vết sưng lớn gây tình trạng đau dưới bề mặt da.

Thay đổi nội tiết tố khi dùng thuốc tránh thai. Sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Và trong thời kỳ mang thai có thể gây ra mụn trứng cá. Các chất gây ra mụn trứng cá khác bao gồm kem dưỡng da và mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, dầu mỡ bôi trơn. Tất cả đều làm tăng sự tắc nghẽn của các lỗ chân lông.

Ở phụ nữ trẻ tuổi khoảng 25% bị mụn trứng cá quanh chu kỳ kinh nguyệt của họ.

Quần áo tiếp xúc trực tiếp với da có thể khiến tình trạng mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt là ở sau lưng và ngực.

Việc đổ nhiều mồ hôi trong quá trình tập thể dục và thời tiết nóng ẩm cùng với stress khiến làn da bạn sản sinh nhiều dầu hơn. Đó là lý do tại sao nhiều thanh thiếu niên có tình trạng nổi mụn khi bắt đầu đến tuổi dậy thì.

Nếu bố mẹ của bạn từng bị mụn trứng cá thì khả năng cao bạn cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.

3. Cách trị mụn trứng cá ở lứa tuổi dậy thì

Sử dụng các sản phẩm trị mụn không cần kê đơn:

Các sản phẩm này thường chứa các hoạt chất trị mụn như axit axetic, benzoyl peroxide, axit salicylic, lưu huỳnh. Dạng bào chế các sản phẩm trị mụn trên thị trường rất đa dạng. Gồm dạng gel, dạng kem, sữa rửa mặt, miếng dán trị mụn,… Hiệu quả trị mụn của các sản phẩm này thường ở mức vừa phải. Phải sử dụng liên tục trong 4-8 tuần làn da mới có sự cải thiện rõ rệt.

Điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ: 

Nếu tình trạng mụn trứng cá tuổi teen từ trung bình đến nặng, bạn cần phải khám bác sĩ để được điều trị chuyên sâu. Ngoài thuốc bôi, bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc kháng sinh dạng uống. Kháng sinh đường uống giúp kiểm soát sự phát triển của mụn bằng cách kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp giảm viêm. Kháng sinh phải được uống trong thời gian dài, thường là từ bốn đến sáu tháng. Sau đó giảm dần và ngưng khi mụn cải thiện.

Điều trị mụn tại phòng khám bác sĩ da liễu: 

Bác sĩ có thể điều trị mụn dạng nang bằng cách tiêm corticoid vào mụn. Liệu pháp ánh sáng đỏ có thể được dùng để giảm viêm và vi khuẩn trên da. Bác sĩ cũng có thể dùng axit salicylic để làm thông thoáng lỗ chân lông trên da. Các phương pháp điều trị mụn chuyên sâu tại phòng khám là cách điều trị mụn trứng cá tuổi dậy thì cho hiệu quả nhanh. Nhưng sự thành công phụ thuộc lớn vào chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ.

Mọi người đừng quên follow Facebook Dung tại đây kênh Youtube  tại đây để được cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé nhé.

Cách điều trị da mặt nhờn hiệu quả

Cách trị da mặt nhờn mụn hiệu quả không biết thật đáng tiếc

Da mặt dầu nhờn luôn khiến chúng ta khó chịu...

4 nguyên nhân khiến mụn bọc mọc hoài không dứt

4 nguyên nhân khiến mụn bọc mọc hoài không dứt

Mụn là kẻ thù khiến da mặt nhanh chóng tổn...